Tin tức

Quy trình giao dịch Bất động sản ở Việt Nam cho người nước ngoài

Chia Sẻ Kiến Thức

04:07 13/01/2022

Luật nhà ở mới nhất, chính thức cho phép kiều bào, cá nhân tổ chức người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở nước ta. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng tạo nên hy vọng cho các nhà đầu tư trong nước về sức bật của thị trường bất động sản Việt Nam.

Tuy đã có cởi mở và thông thoáng hơn nhưng vẫn còn không ít nhà đầu tư còn lạ lẫm với luật mới, nhất là quy trình người nước ngoài mua bất động sản (BĐS) tại nước ta hiện nay. Cùng tìm hiểu quy trình này với 

1. Việt kiều và người nước ngoài cần điều kiện gì để mua được BĐS tại Việt Nam

Quy định tại Điều 5, Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/12/2015, Việt kiều và người nước ngoài muốn mua BĐS Việt Nam cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Đối với Việt kiều có 2 trường hợp:

  • Việt kiều có hộ chiếu Việt Nam: hộ chiếu phải còn giá trị, có dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam. 

  • Việt kiều có hộ chiếu nước ngoài: hộ chiếu phải còn giá trị, có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan quản lý và phải kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam hoặc giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam. 

Đối với cá nhân nước ngoài: hộ chiếu phải còn giá trị và có đóng dấu nhập cảnh của cơ quan quản lý. 

Đối với tổ chức nước ngoài: có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ chứng minh đã được cho phép hoạt động còn hiệu lực, được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp và phải thuộc đối tượng đủ điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên Việt kiều, cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua BĐS Việt Nam. Nhưng cũng có những số lưu ý như sau:

Đối với biệt thự, nhà ở liền kề (nhà ở riêng lẻ) không được quyền mua và sở hữu quá 250 căn trên 1 đơn vị hành chính tương đương cấp phường.

Đối với căn hộ chung cư, cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được mua tối đa 30% số lượng căn hộ trong dự án. 

2. Quy trình mua BĐS Việt Nam cho Việt kiều và người nước ngoài. 

Bước 1: Lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất để đầu tư qua các dự án, đối tác…

Bước 2: Đặt cọc (số tiền này phụ thuộc vào quy định của từng dự án)

Bước 3: Đại lý chuyển tiền cọc và thông tin đăng ký của khách hàng cho chủ đầu tư. 

Bước 4: Sau khi nhận đủ tiền cọc, Chủ đầu tư ký thỏa thuận đặt cọc với khách hàng.

Bước 5: Khách hàng thanh toán tiền tùy vào chính sách bán hàng được dự án quy định. 

Bước 6: Chủ đầu tư và khách hàng ký hợp đồng mua bán chứng từ lúc này tương tự như đối với khách hàng trong nước. 

Bước 7: Khách hàng thanh toán tiền theo tiến độ dự án (đã quy định tại Hợp đồng mua bán) loại tiền thanh toán phải là VNĐ.

Bước 8: Ít nhất trước 30 ngày, chủ đầu tư phải gửi thông báo bàn giao đến khách hàng. 

Bước 9: Khách hàng nhận bàn giao sản phẩm, thường là khi thanh toán đủ tiền hoặc theo thỏa thuận trên hợp đồng.

Bước 10: Chủ đầu tư làm Giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ/sổ hồng) cho khách hàng (nếu có). 

Các loại giấy tờ tùy thân cần chuẩn bị khi ký hợp đồng: 

  • Hộ chiếu được hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam 

  • Visa nhập cảnh Việt Nam phải còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng, hoặc giấy miễn thị thực với trường hợp khách hàng là Việt kiều hoặc người nước ngoài có vợ, chồng, con là người Việt Nam. 

Ảnh Mua bán BĐS Việt Nam đối với việt kiều, người nước ngoài

3. Lưu ý về cách thức thanh toán 

Khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 3 cách thanh toán sau: 

Cách 1: Mở tài khoản tại ngân hàng tại Việt Nam và nộp tiền vào tài khoản của nhà đầu tư. 

Cách 2: Khách hàng có thể trực tiếp chuyển tiền từ nước ngoài vào tài khoản của nhà đầu tư khi chủ đầu tư chấp nhận. 

Cách 3: Khách hàng nộp trực tiếp VND tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, khách hàng cần lưu ý những điểm sau: 

Khách hàng nước ngoài chỉ được phép mang một lượng ngoại tệ nhất định, không vượt quá giá trị BĐS được giao vào Việt Nam. Khi mang ngoại tệ vào Việt Nam phải khai báo với hải quan.

Khách hàng nước ngoài được sử dụng thẻ tín dụng nước ngoài (phải là thẻ tín dụng quốc tế) để mua bán hàng hóa và sử dụng dịch vụ tại Việt Nam. Trong số đó, các giao dịch thanh toán cũng phải được thực hiện bằng VNĐ. Đặc biệt khi giá ghi bằng ngoại tệ thì trong hợp đồng phải thỏa thuận quy đổi ra tiền Việt Nam. 

Các giao dịch của tài khoản người nước ngoài mở tại ngân hàng sẽ được ngân hàng kiểm soát chặt chẽ thông qua các chứng từ, mục đích giao dịch, xác minh ID và chữ ký của chủ tài khoản, v.v. Mở Tài khoản Ngân hàng tại Việt Nam (Thông tư 23/2014 / TT-NHNN)

(Nguồn Tổng hợp bởi giaodichbatdongsan.com.vn)

Tags:
Không có tag
Tin tức mới nhất