Theo ông Nguyễn Đức Hưởng – thạc sĩ, cựu chủ tịch của LienVietPostBank, đại dịch Covid-19 như một cuộc cách mạng thay đổi bố cục mới cho cả kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, căng thẳng do chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc cũng giúp Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý nhiều hơn.
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm đã chuyển dịch dần các cơ sở sản xuất ra khỏi TPHCM vì lý do giá đất đai, mặt bằng cao.
Trong bối cảnh u ám bởi tác động của dịch bệnh, thông tin hơn 46.500 đề nghị xem xét gia hạn chậm nộp tiền thuế sử dụng đất và tiền thuê đất của doanh nghiệp đã được cơ quan thuế chấp thuận có thể xem là liều thuốc tăng lực rất thực chất cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và khối doanh nghiệp địa ốc nói riêng.
Đại dịch Covid-19 đã đẩy thị trường bất động sản (BĐS) vào một kỳ suy thoái nghiêm trọng. Để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, trong đó có thị trường BĐS, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ các DN, trong đó gói tài chính 280.000 tỷ đồng và bổ sung 3.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người mua nhà ở xã hội.
Theo Bộ Xây dựng, công tác lập, phê duyệt quy hoạch đô thị tại hầu hết các địa phương thực hiện chưa đồng bộ, điều chỉnh quy hoạch chi tiết nhiều lần theo xu hướng gia tăng tầng cao, mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất…
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa họp với lãnh đạo một số sở, ngành để bàn cách giải cứu 3 dự án bất động sản gồm: Dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển; Dự án Khu thương mại, dịch vụ căn hộ Bình Đăng; Dự án Charmington Is.
Đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách, bộ ngành liên quan và các doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra các kịch bản cho nền kinh tế cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường.
Theo ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, gói 2.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội mới có Nghị quyết chứ chưa có vốn.
Theo dự báo của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn và tiếp tục suy giảm so với những năm trước khi giao dịch và nguồn cung sản phẩm đều giảm mạnh. Bộ này cũng lo ngại thị trường có sự mất cân đối giữa phân khúc nhà ở cao cấp và nhà ở bình dân.
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà, trong đó có đề xuất đáng chú ý là giảm 50% lãi suất cho vay, giảm 50% giá trị thế chấp bảo đảm cho khoản vay, áp dụng cơ chế cho vay đặc thù cho năm 2020…
Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho...
Dịch Covid-19 đã làm hơn một nửa các tuyến phố tại Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm về giá cho thuê nhà riêng, nhà mặt phố. Tuy nhiên, giá chào bán vẫn tăng...