Tin tức

Cần tránh những kiểu giao dịch bất động sản dễ mất sạch tiền

Chia Sẻ Kiến Thức

09:36 20/04/2020

Thị trường bất động sản luôn là nơi kinh doanh mang nhiều lợi nhuận dù bất cứ ở thời gian nào. Nhưng việc các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản luôn chất chứa nhiều thành công lẫn cả vấn đề rủi ro. Nhất là hình thức giao dịch bất động sản cần phải nắm vững kỹ năng về lựa chọn hình thức sản phẩm kinh doanh để tránh mất sạch tiền đỏ vào.

Thực trạng, trường hợp giao dịch bất động sản luôn tiềm ẩn những rủi ro thường diễn ra phổ biến trên thị trường. Như việc đầu tư dự án chưa được cấp phép, sổ đỏ xảy ra tranh chấp, cơn sốt đất… dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”. Và sau đây chúng tôi xin chia sẻ những kiểu giao dịch bất động sản dễ mất sạch tiền để cảnh báo nhà đầu tư có một định hướng tốt, an toàn.

Từ 5-5, giá đất tại Đà Nẵng cao nhất 98,8 triệu đồng/m2

Kiểu huy động vốn đa cấp:

Đây là kiểu huy động theo phương pháp Ponzi là lấy tiền người này để trả cho người khác như hình thức đa cấp và có 5 biểu hiện phổ biến rõ rệt. Đầu tiên là mời gọi người mua đầu tư bất động xuống tiền đặt cọc nhanh chóng và bước đây được gọi là tiến hành huy động vốn trái phép.

Dấu hiệu tiếp theo là cố tình chào bán dự án nhà đất chưa đủ điều kiện mở bán kinh doanh theo quy định pháp lý và thu tiền theo tiến độ tự đặt ra. Đặc điểm nhận diện thứ ba là nghĩa vụ chủ đất mập mờ, thường không ra mặt mà ủy quyền cho một đơn vị thực hiện các thủ tục. Theo quy định về mặt pháp lý khi chưa đủ điều kiện kinh doanh bất động sản thì không được phép ủy quyền cho bên thứ hai bán ra thị trường.

Thứ tư là xuất hiện đội ngũ nhân viên hùng hậu bán đất khi chưa được phân quyền (ủy quyền sai luật). Đặc điểm cuối cùng là người mua đầu còn được gọi là F1 vì lỡ mua sản phẩm bất động sản rủi ro về pháp lý vẫn tiếp tục bán đi cho người khác (F2) tạo nên một vòng tròn giao dịch đa cấp không có hàng rào pháp lý vững chắc.

tieu bieu du an tai dia phuong hang tran nen tien hanh huy dong von theo mo hinh da cap vua bị co quan chuc nang dia phuong cuong che

Tiêu biểu một dự án tại địa phương hằng trăm nền tiến hành huy động vốn theo mô hình đa cấp vừa bị cơ quan chức năng địa phương cưỡng chế.

Chiêu mua bán cọc:

Từ “Cọc” nghĩa là khái niệm giao dịch mua bán diễn ra nay thời điểm công chứng trước chuyển nhượng dự án, sản phẩm. Rất nhiều trường hợp thị trường xảy ra cơn nóng sốt về một thị trường có thể phát sinh nhiều hợp đồng cọc sang tay từ người này sang người khác. Hiện tại, việc giao dịch “cọc” này quá dễ dàng nên sẽ tạo ra kẽ hở cho nhiều cú lừa mua bán hợp đồng đặt cọc. Và có một số trường hợp nhiều người không rõ mua bán cọc là gì nên khiến giao dịch ngày càng được đẩy mạnh trên thị trường.  Nhưng thực tế chỉ có hợp đồng có giá trị pháp lý rõ ràng minh bạch và an toàn cho nhà đầu tư.

Hợp đồng cọc là một thỏa thuận dân sự chưa tiệm cận đến trong Luật Kinh doanh Bất động sản (luật không có quy định nào liên quan). Hợp đồng cọc, biên bản cọc chủ yếu là thương lượng giữa người bán và người mua. Trong trường hợp đó, người mua phải chấp nhận "luật chơi" bên bán vẽ ra để giao dịch. Hợp đồng cọc đa phần do bên bán đặt ra khá sơ sài, các cam kết còn yếu và nửa vời và ngắn hạn nên rủi ro rất lớn nếu người mua không biết thẩm định và thiếu kiến thức về pháp lý.

Đầu tư “lúa non”:

Trên thị trường hiện nay, chiêu buôn bất động sản khi pháp lý và quy hoạch chưa hoàn chỉnh được gọi là “ bán lúa non”. Với lời mời gọi nền đất luôn tạo giá trị lâu bền và lướt sóng dễ dàng, bên bán không gặp khó khăn khi tiếp cận khách hàng. Người mua hiểu rõ tình trạng pháp lý của sản phẩm tuy nhiên sẽ chấp nhận vì tin vào kịch bản màu hồng.

 Cần nắm vững kiến thức về giao dịch bất động sản theo thời đại mới

Tuy nhiên, hướng đầu tư lúa non này sẽ phát sinh rất nhiều điểm tiêu cực. Bên bán dùng các thủ thật để vào tâm lý lòng tham vọng của nhà đầu tư như thủ thuật bánh vẽ dự án, bánh vẽ quy hoạch, viễn cảnh hạ tầng hoàn thiện và dự án “ tựa bóng ông lớn”. Và có rất nhiều hồ sơ bán giả con dâu nếu người mua không hiểu biết pháp luật, thiếu thông tin và cách thức kiểm tra quy hoạch thì sẽ bị đánh lừa.

Một lời khuyên cho các nhà đầu tư vào đất nền để tạo giá trị thì phải tạo giá trị trên tài sản hợp pháp, không nên kỳ vọng việc tạo giá trị trên tài sản chưa đủ điều kiện kinh doanh mua bán, giao dịch. Nếu bạn biết bản thân mình đang mua một mảnh đất sai sót về mặt pháp lý tức là bạn đang mua rủi ro mất nguồn vốn.

Tags:
Không có tag
Tin tức mới nhất