Tin tức

Những điều cần lưu ý về quy trình đặt cọc mua nhà

Chia Sẻ Kiến Thức

03:59 07/05/2020

Dù là thân thiết quen đến mức nào đi nữa thì khi đặt cọc mua bán nhà, điều tiên quyết là bản hợp đồng đặt cọc và tuyệt đối không được đặt cọc bằng lời nói. Vì hợp đồng là một điều rất cần thiết quyết định tài sản và giao dịch an toàn giữa hai bên khi có giá trị pháp lý rõ ràng, hạn chế xảy ra tranh chấp.

Trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng đặt cọc mua bán nhà, bạn phải nắm được một số rủi ro có thể xảy ra trong quá trình giao dịch. Theo phân tích thì có 8 nhóm rủi ro dễ xảy ra nhất cụ thể như sau:

1. Nhóm rủi ro liên quan đến quy hoạch: Nhà đất hợp pháp, đủ thủ tục nhưng lại vướng quy hoạch, lộ giới, giải tỏa... Ðiều đáng chú ý là nhiều quy hoạch công bố sau khi xác lập sở hữu làm người mua - bán phải hủy dự định. Loại này không thống kê được số liệu cụ thể.

Quy trình thực hiện đầu tư nhà ở thương mại

2. Nhóm rủi ro do nhà đất chưa hoàn chỉnh về thủ tục pháp lý, ví dụ như nhà chưa hoá giá, chưa hợp thức hoá xây dựng, chưa giải quyết xong về đồng sở hữu... Nhóm này chiếm tỷ lệ 49%.

3. Nhóm rủi ro do bên bán không xuất trình được giấy tờ chính phần lớn do đang thế chấp. Nhóm này chiếm tỷ lệ 15%.

4. Nhóm rủi ro do tranh chấp, chủ yếu là tranh chấp đồng sở hữu hoặc nhà bên cạnh. Nhóm này chiếm tỷ lệ 4%.

5. Nhóm rủi ro do tư cách bên bán: ví dụ như bên bán đang mắc nợ, thay đổi ý kiến trong quá trình bán... Nhóm này chiếm tỷ lệ 12%.

luu y ky den quy hoach khu dat noi ban sap mua va dien ra giao dich

Lưu ý kỹ đến quy hoạch khu đất nơi bạn sắp mua và diễn ra giao dịch.

6. Nhóm rủi ro do tư cách bên mua, ví dụ khả năng thanh toán bị biến động, bên mua thay đổi ý định... Nhóm này chiếm tỷ lệ 8%.

7. Nhóm rủi ro do thay đổi trạng thái chuyển dịch sở hữu (ví dụ bên mua lại bán lại ngay khi đang mua...). Nhóm này chiếm tỷ lệ 3%.

8. Nhóm rủi ro do cơ quan nhà nước thụ lý hồ sơ (ví dụ như vẽ hiện trạng sai, tính thuế sai...). Chiếm tỷ lệ 2%.

Lời khuyên cho người lần đầu mua căn hộ chung cư

Sau khi đã phân tích kỹ càng về các rủi ro, bước tiếp theo bạn cần làm đó là tìm hiểu kỹ về các vấn đề liên quan đến sản phẩm nhà đất.

+ Tìm hiểu các giấy tờ pháp lý liên quan đến nhà đất.

+ Kiểm tra tài sản trên thực tế và tài sản trên giấy tờ. Nếu có sai lệch thì sẽ gây khó khăn trong việc chuyển nhượng.

+ Nhà đất chuyển nhượng có bị tranh chấp với hàng xóm liền kề hay tranh chấp giữa các đồng sở hữu hoặc người khác. Để kiểm tra có thể hỏi tại UBND xã, phường hoặc thị trấn.

+ Tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng thì hợp đồng phải có sự tham gia ký kết của hai người.

+ Nhà đất hiện có đang liên quan đến một giao dịch khác không như cầm cố bảo lãnh, ủy quyền hay được đặt cọc bởi một người khác. Nếu có thì chủ sở hữu buộc phải hủy bỏ những giao dịch này rồi mới thực hiện các hợp đồng mua bán khác.

+ Kiểm tra giấy tờ tùy thân của người bán.

+ Kiểm tra giấy chứng nhận có ghi nợ các khoản lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất hay không bởi chủ tài sản phải hoàn thành các nghĩa vụ này trước khi thực hiện mua bán.

+ Tìm hiểu các thỏa thuận về các tiện ích trong căn nhà như hệ thống cống cáp điện, cấp nước.

+ Cần xác định đúng sản phẩm nhà đất mà bạn sắp mua.

Bước cuối cùng là ký kết hợp đồng đặt cọc:

Người mua cần chú ý kiểm tra kỹ càng các nội dung chính quan trọng và người bán đã nhận của người mua bao nhiêu tiền trong khoảng thời gian bao lâu nếu mua không đưa đủ số tiền còn lại sẽ bị mất tiền cọc. Ngoài ra, hợp đồng đặt cọc khi mua bán bất động sản cũng cần ghi rõ với người bán đã nhận bao nhiêu tiền cọc của người mua và nếu không giao đất đúng thời hạn thì sẽ phải bồi thường như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm cho thuê nhà trọ đúng chuẩn

Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc này bạn cần nhờ đến những chuyên gia hoặc nhà môi giới uy tín, họ sẽ tư vấn và đưa lời khuyên tốt nhất cho bạn. Một thực tế trong việc giao dịch mua bán nhà đất thường là người mua đặt cọc khoảng 10% giá trị căn nhà, sau khi ra công chứng xong mới trả hết phần còn lại, người bán giao giấy tờ.

Nguồn Tổng hợp

Tags:
Không có tag
Tin tức mới nhất